Chống thấm tường nhà cực dễ, hiệu quả cao

Rate this post

Hiện nay, một trong những hạng mục quan trọng nhất khi xây dựng nhà cửa đó là chống thấm tường. Điều đó nhằm đảm bảo độ bền và tuổi thọ lâu dài cho công trình. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về chống thấm tường nhà uy tín nhất nhé!

Chống thấm tường nhà là gì?

Chống thấm tường nhà là biện pháp chống thấm phía ngoài hoặc phía trong bức tường của công trình xây dựng. Biện pháp này nhằm bảo vệ cho toàn bộ công trình tránh khỏi sự tác động của khí hậu, môi trường gây thấm nước và trong.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

  • Quy trình thi công và thiết kế của công trình xây dựng không chuẩn ngay từ đầu.
  • Ban đầu công trình không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp cho khâu thi công chống thấm.
  • Sử dụng vật liệu thi công chống thấm kém chất lượng, công tác nghiệm thu không đạt chuẩn với yêu cầu đề ra.
  • Do thời tiết mưa kéo dài, mưa liên tục trong nhiều ngày và tường không chịu được.
  • Gia đình không duy trì bảo dưỡng cho công trình lâu ngày, lâu năm.
Chống thấm tường nhà là gì
Chống thấm tường nhà là gì

Lý do phải chống thấm tường nhà?

Trong xây dựng lớp ngoài cùng của bức tường sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài như khí hậu. Theo thời gian thì bức tường sẽ xuống cấp nên việc chống thấm tường nhà là cực kỳ quan trọng. Nếu bỏ qua công đoạn này hay làm không tốt có thể sẽ gây ra những hệ luỵ về sau như:

Xem thêm: Top 10 công ty chống thấm uy tín tại TP Hồ Chí Minh

  • Kết cấu và chất lượng công trình sẽ xuống cấp nhanh chóng

Các vết bong tróc, nứt của bê tông là dấu hiệu cảnh báo công trình đang xuống cấp và ẩn chứa nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khó lường.

  • Mất đi tính thẩm mỹ

Vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng, rêu mốc sẽ khiến công trình mất đi tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến thị hiếu của chủ công trình.

  • Là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển

Với môi trường ẩm ướt lâu ngày là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ về các căn bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang,…

  • Là nguyên nhân gián tiếp gây ra hiện tượng cháy nổ

Những ổ điện hay thiết bị điện âm tường khi ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng và làm giảm độ bền của các thiết bị điện, điện tử như tivi, tủ lạnh,…

Lý do phải chống thấm tường nhà
Lý do phải chống thấm tường nhà

Cách chống thấm tường nhà hiệu quả

Chống thấm cho tường nhà cũ

Thực hiện thi công chống thấm cho tường nhà cũ qua các bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt tường, cạo lớp vôi cũ, dùng chổi sắt đánh sạch các lớp rong rêu. Nếu không làm sạch tường trước khi xử lý thì lớp sơn chống thấm tường rất dễ bị bong rộp, không đảm bảo chất lượng.
  • Bước 2: Xử lý trám các vết nứt, kẽ hở của tường do sụt lún hay môi trường bằng keo chống thấm.
  • Bước 3: Phủ từ 2 lớp trở lên với các loại sơn chống thấm chuyên dụng như Kova, Sika.
  • Tuy nhiên chỉ tiến hành sơn khi bề mặt đã được làm sạch, khô ráo thì mới đảm bảo được độ bền và chất lượng về sau.
  • Bước 4: Sơn phủ màu theo ý thích trang trí của gia đình bạn.

Chống thống cho tường nhà mới xây

Nên tiến hành chống thấm ngày khi mới xây xong. Bởi tường mới xây khô được tô trát và được đánh bóng làm sách nên đây là thời điểm hợp lý nhất để chống thấm tường nhà.

Sau khi công đoạn chống thấm hoàn thành, bạn dùng các loại sơn chống thấm tường ngoài trời hay còn gọi là keo chống thấm bề mặt ngoài.

Cách chống thấm cho tường nhà mới xây:

Khi mới xây xong thì chủ đầu tư cũng nên tiến hành chống thấm ngay là hợp lý nhất. Tường mới xây khô xong được tô trát và đánh bóng làm sạch. Các loại keo này có các đặc điểm nổi bật như chống thấm nước tuyệt vời, có tính đàn hồi cao, dễ thi công, tuổi thọ cao và đặc biệt là giá thành rẻ hợp lý.

Ngoài ra, việc chống thấm tường nhà cần được thực hiện cả tường trong lẫn tường ngoài để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Giá xoa nền bê tông mới nhất 2022

Chống thấm chân tường nhà

Nguyên nhân gây ra ẩm thấp chân tường nhà có thể là do hệ thống cấp thoát nước cho khu vực bếp và nhà vệ sinh bị rò rỉ, do nước mưa từ ngoài thấm vào hoặc do hơi ẩm dẫn theo ron gạch bốc hơi lên.

  • Bạn có thể chống thấm chân tường nhà bằng sơn chống thấm Kova: Khi đã làm sạch bề mặt tường, cạo sạch lớp sơn cũ thì dùng sơn chống thấm Kova gốc xi măng trộn theo tỷ lệ 10kg Kova 2kg xi măng trộn nhuyễn thành hỗn hợp rồi trám lên chân tường bị thấm. Sau khi khô thì tiến hành sơn phủ bên ngoài bằng sơn trang trí thông thường.
  • Chống thấm chân tường bằng cách bơm Foam ngược: Với trường hợp tường đã cũ, rêu mốc, bong tróc thì nên đục những chỗ hồ vữa ra sau đó bắn Foam vào và trát lại. Tuy nhiên, đối với tường mới xây thì nên dùng mũi khoan 10mm khoan trực tiếp vào tường và dùng súng bắn Foam theo những lỗ khoan đó là được.

Chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề

  • Chống thấm khe tiếp giáp bằng tôn

Khi khe hở giữa tường nhà mình với nhà bên cạnh hẹp và nhỏ thì nước mưa theo đó dễ dàng thấm vào tường. Để khắc phục tình trạng này bạn cần cắt các tấm tôn ốp vào, dùng đinh cố định vị trí và bắn keo silicon giữa tường và lớp tôn để khi nước mưa rơi xuống sẽ theo máng tôn đó chảy ra ngoài. Biện pháp này sẽ đảm bảo cho việc chống thấm tường nhà được khá đảm bảo.

  • Chống thấm tường nhà liền kề ngay lúc bắt đầu xây

Đây là lựa chọn tối ưu, an toàn và hiệu quả và đảm bảo lâu dài nhất cho mọi công trình. Trong quá trình thi công, ở vị trí phần tiếp giáp giữa 2 ngôi nhà chúng ta nên sử dụng gạch đặc. Vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.

Ngoài ra, khi xây dựng và trát lớp tường ngoài xong, bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài. Bạn có thể sử dụng có loại sơn phổ biến sau như sơn chống thấm pha xi măng, hóa chất chống thấm,…

  • Chống thấm ngược tường nhà liền kề

Với phương pháp này có chi phí thi công khá cao nhưng hiệu quả lại không khả thi bằng các phương pháp trên. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biện pháp chống thấm cho tường nhà bạn có thể cân nhắc.

Chống thấm tường phía trong nhà

Chống thấm tường phía trong nhà
Chống thấm tường phía trong nhà

Bạn có thể xử lý trường hợp này với phương pháp chống thấm bằng Sikatop seal 107 và quy trình chống thấm.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Làm ẩm bề mặt bê tông, tường nhà,

Bước 2: Cho từ từ thành phần A bột màu xám vào thành phần B theo tỉ lệ 1:4. Sau đó dùng khoan trộn điện tốc độ thấp quấy đều từ 3 – 5 phút.

  • Lớp thứ nhất dùng chổi hoặc bay quét đều lên bề mặt bê tông chống thấm với mật độ tiêu thụ 2kg/m2/lớp.
  • Lớp thứ hai và thứ ba tiến hành quét tương tự với thời gian khoảng cách thời gian để quét mỗi lớp là sau 3 – 4 giờ. Lưu ý rằng, bạn phải đảm bảo bề mặt đã khô nhưng vẫn còn dính.
  • Dùng bay hoàn thiện bề mặt và dùng xốp làm đẹp bề mặt.

Bước 3: Thi công kết nối bằng Sika Latex/ Sika Latex TH theo đúng tỉ lệ.

Một số lưu ý khi thi công:

  • Sika top seal 107 không kháng tia tử ngoại trong thời gian dài nên các bề mặt tường nhà phải được tô trát vữa hồ để bảo vệ.
  • Không sử dụng chất chống thấm tường làm bề mặt bên ngoài.
  • Không được pha loãng sản phẩm với dung môi.
  • Khi đã mở thùng, nên sử dụng hết sản phẩm, cân đối số lượng trước khi thi công.

Cách chống thấm tường ngoài trời

Để bảo vệ được  tốt hơn kết cấu của tường nhà, làm giảm bớt tác hại từ bên ngoài lên bề mặt tường nhà thì bạn nên chống thấm ngay từ ban đầu và từ lớp bên ngoài tường.

Đặc điểm nổi bật khi tường nhà được chống thấm từ bên ngoài:

  • Ngăn ngừa được nước xâm nhập qua kẽ hở của tường.
  • Sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng, sơn ngoại thất ngoài trời không những có chức năng chống thấm cao mà còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
  • Phòng chống nấm và rêu mốc phát triển.
  • Làm giảm nguy cơ làm hỏng các thiết bị nằm phía trong bức tường và những đồ đạc đặt gần bức tường.

Xem thêm: Bê tông mác 300 là gì? Công thức trộn bê tông mác 300 chuẩn xác nhất

Chống thấm ngược cho tường nhà

Nhà mới xây gạch xong, không trát tường mà hãy tiến hành chống thấm ngược luôn.

Đối với tường nhà cũ bị thấm phải đục bỏ phần tường phía trong. Sau đó xử lý các vết nứt tường và đến chống thấm ngược rồi trát lại mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Quy trình tiến hành chống thấm ngược:

  • Bước 1: Sử dụng phụ gia sika chống thấm như sika latex hoặc Sika Latex TH làm chất kết nối.
  • Bước 2: Sử dụng dung dịch chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC phun 2 lớp để chống thấm, mỗi lớp cách nhau 4-5 tiếng.
  • Bước 3: Đợi 2-3 ngày để chất chống thấm Water Seal DPC khô hoàn toàn. Sau đó tiến hành kiểm tra lại tường. Nếu nước vẫn thấm thì tiến hành quét lại.
  • Bước 4: Trát lớp vữa hoàn thiện và tiến hành quy trình sơn màu theo thẩm mỹ của gia đình.
Chống thấm ngược cho tường nhà
Chống thấm ngược cho tường nhà

Chống thấm cho trần nhà

Trần nhà cũng là đối tượng không thể bỏ qua khi trần cũng rất dễ bị thấm và xuống cấp. Nguyên nhân chính là do ống thoát nước chạy trong sàn hoặc hộp kỹ thuật bị vỡ, hư hỏng, hoặc do sàn xử lý chống thấm ở những bước đầu không kỹ.

Để xử lý chống thấm trần hiệu quả nhất đầu tiên, bạn cần phải tìm hiểu rõ vị trí gây ra hiện tượng thấm ở trần là do đâu. Nếu nguyên do nằm ở đường ống kỹ thuật, bạn cần thay mới hoặc đấu nối lại ống. Còn nếu nguyên do nằm ở lớp sàn chống thấm chưa tốt thì việc bạn cần làm là:

  • Làm sạch trần như với chống thấm tường.
  • Trám vào những chỗ hở bằng hỗn hợp xi măng, cát, chất chống thấm.
  • Tiếp theo đó bạn sẽ phải phủ lên lớp chống thấm nhiều lần, hoặc có thể lát gạch mới. Đối với sàn nhà vệ sinh, bạn lưu ý quét lớp chống thấm lên cả chân tường khoảng 30cm. Vì đây là một vị trí dễ dàng bị thấm do tiếp xúc với nước nhiều. Sau đó cán một lớp vữa xi măng có trộn chất chống thấm vào vị trí này để tạo dốc thu nước về sàn rồi lát gạch như cũ.

Hy vọng qua bài viết trên của Bảo Phát sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về các biện pháp chống thấm tường nhà hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn có thể để lại phản hồi dưới phần bình luận để được tư vấn.