Các loại cọc bê tông ly tâm có mặt trên thị trường hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Cọc bê tông ly tâm trên thị trường hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trên khắp cả nước. Bởi đây là một loại vật liệu mới với nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các loại cọc thông thường. Với công nghệ xây dựng ngày càng cải tiến đã phát triển nhiều loại cọc bê tông ly tâm. Điều này khiến bạn phải bối rối trong việc lựa chọn chúng. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các loại cọc bê tông ly tâm nhé!

Thế nào là cọc bê tông ly tâm?

Cọc bê tông ly tâm là loại cọc hiện đại, đặc biệt nhờ áp dụng công nghệ cao trong xây dựng.

Cọc bê tông ly tâm có phần ngầm được thiết kế để khi đóng cọc có thể chịu được trọng tải lớn. So với các loại cọc bê tông khác như cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi…thì cọc bê tông ly tâm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả, điểm vượt trội dễ thấy nhất đó chính là khả năng chịu trọng tải lớn vô cùng tuyệt vời.

Thế nào là cọc bê tông ly tâm
Thế nào là cọc bê tông ly tâm

Cọc bê tông ly tâm có đặc điểm gì?

Sản phẩm cọc bê tông được sản xuất theo công nghệ ly tâm có nhiều điểm khác biệt ngay từ khâu sản xuất so với những loại cọc truyền thống trên thị trường.

Vật liệu này sản xuất theo dây chuyền khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế TCVN 7888:2014. Trong đó, bao gồm 2 loại chính là PC (Mác 600) và PHC (Mác 800) với nhiều kích thước khác nhau.

Cọc bê tông ly tâm có đặc điểm gì
Cọc bê tông ly tâm có đặc điểm gì

Ưu và nhược điểm của cọc bê tông ly tâm

Ưu điểm

  • Có khả năng chịu uốn cao và đạt được cường độ cứng vượt trội so với những loại cọc khác.
  • Ngoài ra, vật liệu này có thể dễ dàng điều chỉnh độ dài, ngắn theo yêu cầu thiết kế của công trình và có tính chống ăn mòn cao.

So với cọc thông thường, thi công bằng cọc bê tông ly tâm có tính thuận tiện và nhanh chóng hơn. Điều đáng nói ở đây, ngoài đi kèm nhiều ưu điểm về chất lượng, giá thành của cọc lại rất tốt, giúp tiết kiệm đáng kể cho quá trình thi công.

Xem thêm: Dịch vụ đánh bóng sàn bê tông chất lượng, giá tốt nhất

Nhược điểm

  • Cọc có thể xuất hiện tình trạng nứt nếu không được vận chuyển hay lắp đặt đúng cách. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
  • Trong trường hợp thiết kế có gia cố phần đầu cọc không đủ, khi thi công có thể làm bể hoặc nứt đầu cọc ngoài ý muốn.
  • Khi bị tác động của tải trọng ngang, đài cọc có thể sẽ bị dịch chuyển ngang khi phần cấu tạo liên kết giữa đầy cọc ống và đài cọc không được tính toán hợp lý với đặc điểm của công trình.

Các loại cọc bê tông ly tâm có mặt trên thị trường hiện nay

Cọc bê tông ly tâm cốt thép đúc sẵn

Đây là loại cọc bê tông ly tâm thông dụng nhất. Sản phẩm này thường được sản xuất bằng bê tông cốt thép đúc sẵn. Loại cọc này thường nhỏ, có tiết diện từ 20 đến 40cm, chiều dài của cọc không quá 12m, với sức nén của loại cọc này nằm trong khoảng mác 250 đến 350.

Loại cọc này có tính đâm xuyên và độ bền cao. Với những đất mới khai phá xây dựng, địa hình còn nhiều loại chướng ngại vật như các loại đất, đá phức tạp thì sử dụng loại cọc này là một điều hợp lý. Đây chính là ưu điểm lớn của loại cọc này. Nhược điểm là tiết diện của loại cọc này nhỏ nên khả năng tản lực lại không cao bằng các loại cọc khác.

Các loại cọc bê tông ly tâm có mặt trên thị trường hiện nay
Các loại cọc bê tông ly tâm có mặt trên thị trường hiện nay

Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực

Được thiết kế với tiêu chuẩn: TCVN 7888:2008 – “Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước”, TC JIS A 5373 – “Sản phẩm BTDUL đúc sẵn “, JIS A5337, JIS A5335, PCI MNL 135-00 – “Dung sai thi công BTDUL và đúc sẵn”.

Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn trong nhà máy với phương pháp quay ly tâm, thiết diện cọc có hình trụ hoặc hình vuông, khả năng chịu lực với mác bê tông lên đến 500 trở lên. Đường kính của cọc lớn hơn nhiều so với cọc bê tông cốt thép loại thường, loại cọc này sở hữu với chiều dài đi theo với đường kính của cọc.

Xem thêm: Thông tin về bê tông cốt thép cập nhật mới nhất 2022

Ưu điểm

  • Có sức bền cơ học, sức chống chịu và khả năng tản lực rất cao.
  • Bạn chỉ cần dùng số lượng cọc ít hơn so với các loại cọc khác nên tiết kiệm được chi phí.
  • Có sức chịu tải ngang lớn do cọc được ứng lực nên khả năng chịu kéo của bê tông tăng lên. Điều này làm tăng khả năng chống thấm và chống ăn mòn tốt hơn.

Nhược điểm

Cọc bê tông ly tâm này có tiết diện lớn nên khó thi công cắm xuống đất nên thường bắt buộc phải dùng phương pháp xoắn, máy ép thủy lực công suất cao. Không những vậy, với tiết diện lớn nên loại cọc này thường không xuyên qua nổi lớp đất đá có nhiều chướng ngại vật.

Do đó, ứng dụng của loại cọc này thường được sử dụng cho khu công trình có địa chất chất mới san lấp.

Cọc bê tông ly tâm khoan nhồi

Đây là loại cọc được đổ trực tiếp tại công trường xây dựng. Sở hữu với đường kính cọc lớn hơn cọc bê tông cốt thép thường và nhỏ hơn cọc bê tông ly tâm dự ứng lực, từ 0,6 m đến 1,4 m. Tùy theo nhu cầu của công trình mà chiều dài của cọc không cố định.

Cấu tạo của loại cọc bê tông ly tâm này tập trung vào độ sâu của phần mũi nên có thể đâm sâu vào lớp địa chất. Tuy sức bền của loại cọc này không bằng 2 loại cọc trên nhưng lại có độ tản lực rất tốt nên loại cọc này thường hay sử dụng cho các công trình lớn, cần độ tản lực của nền móng cao.

Xem thêm: Cấp phối vữa xây mác 75 chuẩn nhất 2022

Hy vọng với bài viết trên của Bảo Phát sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích về các cọc bê tông ly tâm trên thị trường hiện nay. Để từ đó, có thể giúp bạn lựa chọn được cho công trình của mình với loại sản phẩm phù hợp nhất. Nếu còn có thắc mắc nào khác, mong bạn có thể để loại phản hồi dưới phần bình luận để được chúng tôi giải đáp.